Trong bối cảnh hiện nay, sự xuất hiện của công nghệ Blockchain dường như trở thành một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng đến mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Vốn được xem là một trong những sản phẩm đột phá của quá trình đổi mới công nghệ, Blockchain đã và đang được đánh giá là có sức ảnh hưởng lớn trong các dự án khởi nghiệp sáng tạo và đồng thời là tác động chính trong việc tái định hình mô hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
Blockchain và sự đổi mới trong mô hình kinh doanh ngân hàng
Dựa trên mô hình kinh doanh Canvas (the Business Model Canvas - BMC) được phát triển bởi Osterwalder và Pigneur, Martino đã mô phỏng cách thức mà Blockchain tác động đến mô hình kinh doanh ngân hàng thông qua chín yếu tố trong BMC cụ thể như sau:
(1) Cam kết giá trị
Bằng cách tự động hóa từng phần trong quy trình kinh doanh của ngân hàng như thông qua các hợp đồng thông minh và loại bỏ các trung gian liên quan đến hoạt động thanh toán, Blockchain sẽ giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ và sản phẩm với cách thức nhanh hơn, chi phí thấp và an toàn hơn, từ đó cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Theo cách này, Blockchain cho phép các ngân hàng nâng cao các sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, dựa trên quyền truy cập vào nhiều loại thông tin được ghi trong sổ cái, ngân hàng có thể khai thác các thông tin để hiểu rõ và tổng quan hơn về các hành vi, nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này cho phép ngân hàng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới không nhất thiết phải gắn liền với các sản phẩm ngân hàng truyền thống nhưng lại được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Công nghệ Blockchain đã và đang trở thành một trong những yếu tố làm thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng truyền thống
(2) Phân khúc khách hàng
Một trong những lợi thế chính của công nghệ Blockchain là mở ra cơ hội với các phân khúc của thị trường, cho phép ngân hàng tiếp cận vô số tệp khách hàng tiềm năng mới. Thông qua Blockchain, ngân hàng có thể xâm nhập vào lượng lớn khách hàng là những cá nhân/doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được dịch vụ tài chính và cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân (đơn cử bằng cách cung cấp các giải pháp thay thế tài chính mới với mức giá phù hợp). Các nghiên cứu ước tính rằng, ngân hàng có thể tạo thêm 200 tỉ đến 380 tỉ USD doanh thu hằng năm bằng cách đưa các cá nhân/doanh nghiệp bị bỏ qua này vào danh mục khách hàng chính thức của ngân hàng.
(3) Kênh tiếp cận khách hàng
Những tiến bộ trong công nghệ thông tin đã thay đổi đáng kể cách thức ngân hàng tương tác với khách hàng. Công nghệ mới đã góp phần tạo nên cơ hội kinh doanh mới trong các dịch vụ kỹ thuật số trên nền tảng trực tuyến và trên ứng dụng để tăng khả năng thu hút khách hàng. Điều này dẫn đến việc tối ưu hóa (giảm thiểu) mạng lưới chi nhánh vật lí của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc Blockchain sẽ thúc đẩy quá trình số hóa các kênh thông tin và phân phối của ngân hàng, chuyển chúng sang các nền tảng trực tuyến.
(4) Các nguồn lực chính
Mặc dù Blockchain có thể làm giảm khối lượng công việc của ngân hàng truyền thống (ví dụ như những công việc liên quan đến các nhiệm vụ văn thư, xác minh tài liệu, kiểm soát viên…) nhưng cũng yêu cầu các ngân hàng bổ sung các nguồn lực mới. Cụ thể, các ngân hàng sẽ cần phải chuẩn bị nguồn lực nhân sự am hiểu công nghệ, các chuyên gia về Blockchain, khoa học dữ liệu để xây dựng và khai thác lượng thông tin đa dạng và phong phú được ghi trên DLT để tạo ra các sản phẩm và giải pháp mới cho khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này, nhiều ngân hàng đã bổ sung tiêu chuẩn liên quan đến những kỹ năng và chuyên môn công nghệ khi tuyển dụng chuyên gia cũng như thiết lập những vị trí mới trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp như: Giám đốc chuyển đổi, giám đốc dữ liệu... Tuy nhiên, điều đáng đáng lo ngại là các nguồn lực này, bao gồm cả các chuyên gia Blockchain vẫn còn tương đối khan hiếm.
(5) Các quan hệ đối tác chính
Việc áp dụng công nghệ Blockchain có thể làm thay đổi hoặc tăng thêm đối tác mới cho các ngân hàng. Trên hết, sự hợp tác với các công ty Fintech, đặc biệt các nền tảng dựa trên Blockchain là rất quan trọng để ngân hàng có được các nguồn lực cụ thể hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhất định. Việc hợp tác với Fintech cũng cho phép ngân hàng sử dụng công nghệ mới và liên tục sáng tạo những ý tưởng để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Hơn nữa, Blockchain có thể mở ra cánh cửa hợp tác với các đối thủ cạnh tranh (không chỉ với ngân hàng khác mà còn với các tác nhân khác trong chuỗi tài chính, như công ty bảo hiểm), điều này là cần thiết nhằm cho phép công nghệ được áp dụng rộng rãi và phát triển hơn nữa các ứng dụng của nó.
Ngoài ra, các đối tác là trường đại học hay trung tâm nghiên cứu có thể là chìa khóa để ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh. Trong khi các ngân hàng có thể cung cấp hỗ trợ cho nghiên cứu học thuật và phát triển công nghệ kỹ thuật số cũng như đối với Blockchain và các ứng dụng chính của nó, các trường đại học/trung tâm nghiên cứu có thể cung cấp các nguồn lực chính (vốn nhân lực) cho ngân hàng bằng cách phát triển kiến thức và chuyên môn cần thiết (đặc biệt là kỹ năng công nghệ thông tin). Điều này sẽ giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực có chuyên môn công nghệ cao cho ngân hàng.
(6) Các dòng doanh thu
Công nghệ Blockchain có tiềm năng thay đổi cách mà một ngân hàng tạo ra doanh thu. Blockchain có thể cho phép ngân hàng tiếp cận các phân khúc thị trường mới, từ đó gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra các dòng doanh thu bổ sung. Hơn nữa, ngân hàng có thể tăng doanh thu bằng cách mở rộng các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng truyền thống (cá nhân hóa dịch vụ/sản phẩm cho từng khách hàng), gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình khi giảm mức phí áp dụng cho khách hàng (do chi phí vận hành khi áp dụng Blockchain đã thấp hơn).
Vấn đề tiếp cận ứng dụng Blockchain của các ngân hàng cùng những trở ngại đi kèm
Như vậy, ảnh hưởng của DLT đối với tất cả các yếu tố trong BMC của các ngân hàng truyền thống là khá rõ nét: Cho phép các ngân hàng cung cấp những cam kết giá trị mới cho khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, cải thiện hiệu quả quy trình nội bộ, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Cũng chính vì vậy, các ngân hàng đều tìm cách đầu tư và áp dụng loại hình công nghệ này.
Mỗi ngân hàng đều đã và đang triển khai công nghệ thông qua các cách tiếp cận khác nhau. Đơn cử nhiều ngân hàng đã tổ chức các nhóm chuyên môn trong nội bộ để nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ và/hoặc thiết lập các phòng thí nghiệm đổi mới để tìm hiểu cũng như đánh giá chi phí và lợi ích tiềm năng mà công nghệ này mang lại. Trong khi đó, một số ngân hàng khác đang hợp tác và/hoặc đầu tư trực tiếp vào các công ty Fintech để tiếp cận dễ dàng hơn về mặt công nghệ. Đồng thời, các ngân hàng cũng đang tham gia vào hiệp hội/liên minh Blockchain, trong đó một số ngân hàng cũng như các bên liên quan khác làm việc cùng nhau để khám phá những lợi ích tiềm năng từ các giải pháp thử nghiệm và ứng dụng Blockchain nhằm bù đắp chi phí và rủi ro liên quan đến sự phát triển của các thỏa thuận Blockchain.
Các khoản đầu tư của ngân hàng vào công nghệ mới, bao gồm cả DLT của Blockchain, hướng đến các mục tiêu khác nhau. Trong một số trường hợp, các khoản đầu tư nhằm mục đích cải thiện mô hình kinh doanh bằng cách tập trung vào cải cách quy trình và vận hành hiệu quả hơn thông qua nỗ lực số hóa và tối ưu hóa hoạt động nhằm giảm chi phí hoạt động và tăng cường hiệu suất. Trong trường hợp khác, mục đích đầu tư lại hướng vào việc định hình mô hình kinh doanh hoặc phát triển các mô hình mới. Nhìn chung, mục tiêu chính của các dự án đầu tư này đều nhằm giải quyết bài toán về đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng ngày nay cũng như tìm kiếm các nguồn doanh thu mới. Nói cách khác, vấn đề ứng dụng Blockchain gần như được các ngân hàng tiếp cận như công cụ mới trong việc phát triển và đem đến những giá trị, trải nghiệm tương ứng với từng phân khúc thị trường mới.
Bên cạnh đó, một số trở ngại về việc áp dụng rộng rãi Blockchain vẫn còn tồn tại, bao gồm các vấn đề về quy định, các hạn chế về kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa công nghệ. Do đó, mức độ mà Blockchain có thể ảnh hưởng đến các mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống cũng sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết những rào cản này. Về vấn đề này, cần thừa nhận rằng, các cơ quan quản lý và chính quyền trên toàn thế giới đang tích cực nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong khuôn khổ quy định hiện hành. Các ngân hàng cũng đang hợp tác với nhau và với các bên liên quan để phát triển tiêu chuẩn cơ sở chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng rộng rãi Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới.
Hơn nữa, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự hiểu rõ về công nghệ sẽ trở thành chiến lược quan trọng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng. Theo đó, một trong những bước đi khả quan là các ngân hàng trong nước cần hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, công ty công nghệ nhằm tiếp cận cũng như học hỏi kinh nghiệm để có những chuẩn bị nhất định nhằm thích ứng với mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.
Blockchain và sự đổi mới trong mô hình kinh doanh ngân hàng
Dựa trên mô hình kinh doanh Canvas (the Business Model Canvas - BMC) được phát triển bởi Osterwalder và Pigneur, Martino đã mô phỏng cách thức mà Blockchain tác động đến mô hình kinh doanh ngân hàng thông qua chín yếu tố trong BMC cụ thể như sau:
(1) Cam kết giá trị
Bằng cách tự động hóa từng phần trong quy trình kinh doanh của ngân hàng như thông qua các hợp đồng thông minh và loại bỏ các trung gian liên quan đến hoạt động thanh toán, Blockchain sẽ giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ và sản phẩm với cách thức nhanh hơn, chi phí thấp và an toàn hơn, từ đó cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Theo cách này, Blockchain cho phép các ngân hàng nâng cao các sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, dựa trên quyền truy cập vào nhiều loại thông tin được ghi trong sổ cái, ngân hàng có thể khai thác các thông tin để hiểu rõ và tổng quan hơn về các hành vi, nhu cầu và sở thích của khách hàng. Điều này cho phép ngân hàng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới không nhất thiết phải gắn liền với các sản phẩm ngân hàng truyền thống nhưng lại được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Công nghệ Blockchain đã và đang trở thành một trong những yếu tố làm thay đổi mô hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng truyền thống
(2) Phân khúc khách hàng
Một trong những lợi thế chính của công nghệ Blockchain là mở ra cơ hội với các phân khúc của thị trường, cho phép ngân hàng tiếp cận vô số tệp khách hàng tiềm năng mới. Thông qua Blockchain, ngân hàng có thể xâm nhập vào lượng lớn khách hàng là những cá nhân/doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được dịch vụ tài chính và cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân (đơn cử bằng cách cung cấp các giải pháp thay thế tài chính mới với mức giá phù hợp). Các nghiên cứu ước tính rằng, ngân hàng có thể tạo thêm 200 tỉ đến 380 tỉ USD doanh thu hằng năm bằng cách đưa các cá nhân/doanh nghiệp bị bỏ qua này vào danh mục khách hàng chính thức của ngân hàng.
(3) Kênh tiếp cận khách hàng
Những tiến bộ trong công nghệ thông tin đã thay đổi đáng kể cách thức ngân hàng tương tác với khách hàng. Công nghệ mới đã góp phần tạo nên cơ hội kinh doanh mới trong các dịch vụ kỹ thuật số trên nền tảng trực tuyến và trên ứng dụng để tăng khả năng thu hút khách hàng. Điều này dẫn đến việc tối ưu hóa (giảm thiểu) mạng lưới chi nhánh vật lí của các ngân hàng, đồng nghĩa với việc Blockchain sẽ thúc đẩy quá trình số hóa các kênh thông tin và phân phối của ngân hàng, chuyển chúng sang các nền tảng trực tuyến.
(4) Các nguồn lực chính
Mặc dù Blockchain có thể làm giảm khối lượng công việc của ngân hàng truyền thống (ví dụ như những công việc liên quan đến các nhiệm vụ văn thư, xác minh tài liệu, kiểm soát viên…) nhưng cũng yêu cầu các ngân hàng bổ sung các nguồn lực mới. Cụ thể, các ngân hàng sẽ cần phải chuẩn bị nguồn lực nhân sự am hiểu công nghệ, các chuyên gia về Blockchain, khoa học dữ liệu để xây dựng và khai thác lượng thông tin đa dạng và phong phú được ghi trên DLT để tạo ra các sản phẩm và giải pháp mới cho khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này, nhiều ngân hàng đã bổ sung tiêu chuẩn liên quan đến những kỹ năng và chuyên môn công nghệ khi tuyển dụng chuyên gia cũng như thiết lập những vị trí mới trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp như: Giám đốc chuyển đổi, giám đốc dữ liệu... Tuy nhiên, điều đáng đáng lo ngại là các nguồn lực này, bao gồm cả các chuyên gia Blockchain vẫn còn tương đối khan hiếm.
(5) Các quan hệ đối tác chính
Việc áp dụng công nghệ Blockchain có thể làm thay đổi hoặc tăng thêm đối tác mới cho các ngân hàng. Trên hết, sự hợp tác với các công ty Fintech, đặc biệt các nền tảng dựa trên Blockchain là rất quan trọng để ngân hàng có được các nguồn lực cụ thể hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhất định. Việc hợp tác với Fintech cũng cho phép ngân hàng sử dụng công nghệ mới và liên tục sáng tạo những ý tưởng để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Hơn nữa, Blockchain có thể mở ra cánh cửa hợp tác với các đối thủ cạnh tranh (không chỉ với ngân hàng khác mà còn với các tác nhân khác trong chuỗi tài chính, như công ty bảo hiểm), điều này là cần thiết nhằm cho phép công nghệ được áp dụng rộng rãi và phát triển hơn nữa các ứng dụng của nó.
Ngoài ra, các đối tác là trường đại học hay trung tâm nghiên cứu có thể là chìa khóa để ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh. Trong khi các ngân hàng có thể cung cấp hỗ trợ cho nghiên cứu học thuật và phát triển công nghệ kỹ thuật số cũng như đối với Blockchain và các ứng dụng chính của nó, các trường đại học/trung tâm nghiên cứu có thể cung cấp các nguồn lực chính (vốn nhân lực) cho ngân hàng bằng cách phát triển kiến thức và chuyên môn cần thiết (đặc biệt là kỹ năng công nghệ thông tin). Điều này sẽ giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực có chuyên môn công nghệ cao cho ngân hàng.
(6) Các dòng doanh thu
Công nghệ Blockchain có tiềm năng thay đổi cách mà một ngân hàng tạo ra doanh thu. Blockchain có thể cho phép ngân hàng tiếp cận các phân khúc thị trường mới, từ đó gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra các dòng doanh thu bổ sung. Hơn nữa, ngân hàng có thể tăng doanh thu bằng cách mở rộng các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng truyền thống (cá nhân hóa dịch vụ/sản phẩm cho từng khách hàng), gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình khi giảm mức phí áp dụng cho khách hàng (do chi phí vận hành khi áp dụng Blockchain đã thấp hơn).
Vấn đề tiếp cận ứng dụng Blockchain của các ngân hàng cùng những trở ngại đi kèm
Như vậy, ảnh hưởng của DLT đối với tất cả các yếu tố trong BMC của các ngân hàng truyền thống là khá rõ nét: Cho phép các ngân hàng cung cấp những cam kết giá trị mới cho khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, cải thiện hiệu quả quy trình nội bộ, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Cũng chính vì vậy, các ngân hàng đều tìm cách đầu tư và áp dụng loại hình công nghệ này.
Mỗi ngân hàng đều đã và đang triển khai công nghệ thông qua các cách tiếp cận khác nhau. Đơn cử nhiều ngân hàng đã tổ chức các nhóm chuyên môn trong nội bộ để nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ và/hoặc thiết lập các phòng thí nghiệm đổi mới để tìm hiểu cũng như đánh giá chi phí và lợi ích tiềm năng mà công nghệ này mang lại. Trong khi đó, một số ngân hàng khác đang hợp tác và/hoặc đầu tư trực tiếp vào các công ty Fintech để tiếp cận dễ dàng hơn về mặt công nghệ. Đồng thời, các ngân hàng cũng đang tham gia vào hiệp hội/liên minh Blockchain, trong đó một số ngân hàng cũng như các bên liên quan khác làm việc cùng nhau để khám phá những lợi ích tiềm năng từ các giải pháp thử nghiệm và ứng dụng Blockchain nhằm bù đắp chi phí và rủi ro liên quan đến sự phát triển của các thỏa thuận Blockchain.
Các khoản đầu tư của ngân hàng vào công nghệ mới, bao gồm cả DLT của Blockchain, hướng đến các mục tiêu khác nhau. Trong một số trường hợp, các khoản đầu tư nhằm mục đích cải thiện mô hình kinh doanh bằng cách tập trung vào cải cách quy trình và vận hành hiệu quả hơn thông qua nỗ lực số hóa và tối ưu hóa hoạt động nhằm giảm chi phí hoạt động và tăng cường hiệu suất. Trong trường hợp khác, mục đích đầu tư lại hướng vào việc định hình mô hình kinh doanh hoặc phát triển các mô hình mới. Nhìn chung, mục tiêu chính của các dự án đầu tư này đều nhằm giải quyết bài toán về đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng ngày nay cũng như tìm kiếm các nguồn doanh thu mới. Nói cách khác, vấn đề ứng dụng Blockchain gần như được các ngân hàng tiếp cận như công cụ mới trong việc phát triển và đem đến những giá trị, trải nghiệm tương ứng với từng phân khúc thị trường mới.
Bên cạnh đó, một số trở ngại về việc áp dụng rộng rãi Blockchain vẫn còn tồn tại, bao gồm các vấn đề về quy định, các hạn chế về kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa công nghệ. Do đó, mức độ mà Blockchain có thể ảnh hưởng đến các mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống cũng sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết những rào cản này. Về vấn đề này, cần thừa nhận rằng, các cơ quan quản lý và chính quyền trên toàn thế giới đang tích cực nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong khuôn khổ quy định hiện hành. Các ngân hàng cũng đang hợp tác với nhau và với các bên liên quan để phát triển tiêu chuẩn cơ sở chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng rộng rãi Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới.
Hơn nữa, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân sự hiểu rõ về công nghệ sẽ trở thành chiến lược quan trọng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng. Theo đó, một trong những bước đi khả quan là các ngân hàng trong nước cần hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, công ty công nghệ nhằm tiếp cận cũng như học hỏi kinh nghiệm để có những chuẩn bị nhất định nhằm thích ứng với mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
- Thẻ
- economy technology