Quản Trị Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Nữ: Bí Quyết Để Tối Ưu Hóa Lợi Nhuận

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, việc quản trị chi phí hiệu quả đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của các nữ chủ doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại chi phí khác nhau mà doanh nghiệp nữ phải đối mặt, từ đó giúp các nữ chủ hiểu rõ hơn về cách quản lý và tối ưu hóa chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chi phí trong doanh nghiệp và cách phân loại


Chi phí là một cấu phần rất quan trọng trong doanh nghiệp nữ. Một doanh nghiệp khi triển khai một sản phẩm kinh doanh mới có thể trải qua 5 thời kỳ bao gồm: nghiên cứu và phát triển, giới thiệu sản phẩm, tăng tốc bán hàng, bán hàng ổn định và suy giảm dần. Có những giai đoạn doanh thu chưa có, nhưng trong tất cả những giai đoạn trên, chi phí đều luôn luôn xảy ra. Một cách khác để nhìn chi phí ấy là phân theo chức năng của chi phí, bao gồm: chi phí sản xuất (trong đó lại bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung), chi phí bán hàng, chi phí quản trị.

Một đồng doanh thu tăng lên chưa chắc đã tăng được một đồng lợi nhuận, nhưng một đồng chi phí có thể tiết kiệm được thì có thể gia tăng lợi nhuận thêm số đó. Rất nhiều doanh nghiệp nữ (nhất là trong giai đoạn kinh tế có chiều hướng suy giảm như hiện nay) tìm cách cắt giảm chi phí. Để có thể cắt giảm chi phí, một trong những điều quan trọng là hiểu được về cách mà chi phí đó biến đổi như nào hay còn gọi là cost behavior.

Cost behavior được định nghĩa là thể hiện của sự thay đổi về chi phí khi đầu ra (output) thay đổi. Đầu ra ở đây có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng hàng bán được…

Căn cứ theo định nghĩa này, sẽ có 3 loại cost behavior như sau:
  1. Chi phí cố định (fixed cost): là những loại chi phí không thay đổi dù cho đầu ra thay đổi như nào nữa. Ví dụ: chi phí thuê nhà hàng tháng, dù cho bạn có đi công tác, về quê hay ở nhà cả tháng thì chi phí ấy vẫn không đổi, hoặc chi phí internet nếu bạn đăng ký 1.000.000đ/tháng trọn gói. Một biến thể của dạng chi phí cố định là chi phí cố định theo từng khoảng, hay là cứ đến 1 ngưỡng nhất định chi phí này lại tăng, giữ ở 1 khoảng xong rồi lại tăng nếu output đạt 1 ngưỡng nào đó. Chi phí này được gọi là step cost. Ví dụ: chi phí bảo vệ cho 1 tòa nhà. Nếu số lượng nhân viên từ 1-199: cần 2 bảo vệ, nếu số lượng nhân viên từ 200-399: cần 3 bảo vệ, từ 400 trở lên: cần 5 bảo vệ. Khi đó đồ thị biểu diễn chi phí bảo vệ và số lượng nhân viên của 1 công ty như sau
    image-1.webp
  2. Chi phí biến đổi (variable cost): đây là loại chi phí biến đổi tương ứng với output. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, sản xuất càng nhiều thì chi phí nguyên vật liệu càng cao (và sản xuất ít thì sẽ mất ít chi phí nguyên vật liệu). Chi phí biến đổi thường thấy trong doanh nghiệp nữ như chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí bao bì, hoặc là xăng dầu (trong trường hợp công ty vận tải…)
image-3.webp

  1. Chi phí hỗn hợp (mixed cost hoặc semi-variable cost): là kết hợp của 2 loại chi phí đầu tiên. Ví dụ như chi phí lương của nhân viên bán hàng, trong đó lương cứng (lương cơ bản) là 5 triệu và chi phí hoa hồng là 2% doanh số bán hàng. Khi đó doanh số bán hàng và lương sẽ biến đổi như sau:
    image-2.webp
Chúng ta có thể thấy khi không có doanh số thì công ty vẫn mất 5 triệu/tháng, và chi phí lương sau đó cũng sẽ tăng dần (lưu ý ở đây mình không dùng từ biến đổi cùng mà là dùng từ tăng dần) cùng với doanh số bán hàng. Đồ thị của chi phí dạng semi-variable cost sẽ như sau:

Điều quan trọng nhất đối với những loại chi phí như này là tách được phần cố định (fixed cost) và phần biến đổi (variable cost). Và sẽ được giới thiệu trong các bài viết tiếp theo series Quản trị kế toán tập sự.

Đối với nữ chủ doanh nghiệp nữ, việc hiểu rõ và quản trị chi phí là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công và bền vững trong kinh doanh. Phân tích và quản trị chi phí một cách hiệu quả sẽ giúp các nữ chủ đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển doanh nghiệp nữ một cách bền vững.

Theo Dinhvu
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên