Quản trị khủng hoảng - công cụ giúp nữ chủ vững bước trên thương trường

Khủng hoảng là các sự kiện quan trọng xảy ra đối với tổ chức hoặc các doanh nghiệp, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu, uy tín và tài chính. Đại dịch COVID 19 là một ví dụ tiêu biểu, khiến nhiều thương hiệu và các ngành kinh doanh toàn cầu bị tác động.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt với nhiều biến động, bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể phải đối mặt với những khủng hoảng, từ khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh cho đến khủng hoảng truyền thông, khủng hoảng nội bộ. Chính vì vậy, kỹ năng xử lý và quản lí khi có biến động trở nên vô cùng quan trọng với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt hơn đối với các doanh nghiệp nữ chủ, việc quản lý khủng hoảng lại càng trở nên khó khăn hơn, bởi các nữ doanh nhân với nhiều trách nhiệm đôi lúc sẽ gặp bối rối khi cân bằng giữa điều hành công việc kinh doanh và chăm lo cho gia đình.

Quy trình xử lý khủng hoảng

Để quản trị khủng hoảng một cách hiệu quả, các chủ doanh nghiệp sẽ cần một kế hoạch cụ thể, với các hoạt động được lên kế hoạch kỹ lưỡng đảm bảo quá trình xử lý vấn đề hạn chế các thiệt hại. Một mô hình tiêu biểu trong xử lý khủng hoảng các nữ chủ có thể tham khảo là 2P2R bao gồm các bước: prevention (Phòng ngừa), Preparation (Chuẩn bị), Response (Phản ứng), Recovery (Hồi phục).

Gohg5mDtGOM4-eOzba3QXxRpDQb-NwuT16uWTOlGVt94BKpOBQ.jpg

Mô hình 2P2R​

Bước đầu tiên trong quy trình quản lý khủng hoảng là dự phòng các tình huống xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp. Trước khi khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động cụ thể như thiết lập kế hoạch quản trị, lập đội xử lý khủng hoảng, đưa ra những tình huống giả lập để thử nghiệm kế hoạch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên viết sẵn các thông điệp liên quan đến vấn đề đang diễn ra để gửi đến công chúng. Đây là một phương pháp giúp doanh nghiệp nhanh chóng làm dịu bớt “ngọn lửa giận dữ” từ công chúng khi khủng hoảng thực sự xảy ra, đồng thời nhận được sự cảm thông từ khách hàng và các đối tác.

Trong quá trình khủng hoảng diễn ra, toàn bộ những kế hoạch mà đã được thiết lập từ trước sẽ phải triển khai trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, đại diện doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra những phát ngôn, thông cáo báo chí để thể hiện tiếng nói chính thức của doanh nghiệp đến các đối tượng có liên quan như cổ đông, giám đốc, nhân viên, khách hàng và công chúng. Trong thời điểm này, việc hợp tác với các bên liên quan, các cơ quan chức năng cũng sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ cần thiết để nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn một cách hiệu quả.

7VX6Hm9g5pdzFyDGous5-YcQcrkJv3q1D6T-1p2fIbydI63TYM.png

SeABank - Người bạn đồng hành chân thành và cao quý của các nữ chủ. Ảnh: SeABank​

Đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hiện có rất nhiều chương trình và chế tài hỗ trợ các kỹ năng có thể kể đến như câu lạc bộ dành cho nữ chủ doanh nghiệp - SeAPower do ngân hàng SeABank tổ chức. SeAPower Club mang sứ mệnh hỗ trợ và trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp các nữ chủ doanh nghiệp có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sự hợp tác tích cực trên nhiều lĩnh vực để vươn xa trên thương trường. Khi tham gia CLB, các hội viên được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt, gồm: chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nữ chủ (với lãi suất cạnh tranh, hạn mức thấu chi không tài sản đảm bảo lên đến 5 tỷ đồng, tỷ lệ cấp tín dụng/ giá trị tài sản đảm bảo cạnh tranh); quyền tham gia các hội nghị kinh doanh quy mô lớn và sự kiện kết nối cao cấp. Đồng thời, nữ chủ và CBNV doanh nghiệp cũng được hưởng các khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu cũng như cấp quyền truy cập các diễn đàn, khóa học đào tạo online.

Sau khi khủng hoảng chấm dứt, cần nhanh chóng tiến hành hồi phục và rút kinh nghiệm. Trước tiên, ban lãnh đạo công ty và Ban Quản lý Khủng hoảng cần họp lại để xem xét và đánh giá tác động của khủng hoảng tới các nhóm công chúng cũng như xây dựng các chiến lược, chính sách hoạt động, truyền thông để phục hồi và phát triển công việc kinh doanh trở lại ổn định. Những công việc được tiến hành sẽ cần đến sự phối hợp, hỗ trợ rất lớn của PR và marketing để khôi phục hình ảnh của doanh nghiệp và định hướng truyền thông đại chúng. Cuối cùng, doanh nghiệp, tổ chức cần đánh giá công tác đối phó khủng hoảng và rút kinh nghiệm, bài học xử lý khủng hoảng cũng như cập nhật sức khỏe doanh nghiệp sau khi “cơn bão” đi qua.

Những điều lưu ý khi xử lý khủng hoảng doanh nghiệp

Xác định mức độ rủi ro và tính nghiêm trọng là rất quan trọng trong xử lý khủng hoảng. Việc có dự trù và tính toán mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận, mức độ uy tín của công ty sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể những tổn hại đó. Ngoài ra các nữ chủ cũng nên quan tâm đến phản hồi của khách hàng vì mỗi một phản hồi, đánh giá của khách hàng là một cơ hội phát triển của doanh nghiệp cũng như một chỉ số giúp “nhìn” ra trước được những nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng.

Khi lên kế hoạch để giải quyết các cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp không nên đưa ra kế hoạch mang tính chất đối phó trong thời gian ngắn, không thực tế. Với những kế hoạch không khả thi sẽ không đảm bảo được hiệu quả của việc quản trị, đồng thời gây tốn kém các chi phí trong thời điểm nhạy cảm. Các giải pháp cũng cần được thực thi đúng thời gian quy định, tránh chậm trễ, giảm mức độ hiệu quả.

Kết luận

Bài viết vừa rồi cung cấp cho các nữ doanh nhân một vài thông tin hữu ích trong xử lý khủng hoảng. Khủng hoảng là một phần tất yếu trong kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nữ chủ, khủng hoảng có thể gây ra những khó khăn và thách thức lớn hơn do phụ nữ thường phải đảm đương nhiều vai trò trong cuộc sống. Tuy nhiên, với sự kiên cường, bản lĩnh và sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, các nữ chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể vượt qua khủng hoảng và đưa doanh nghiệp của mình phát triển bền vững.

Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên