Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ các startup khởi nghiệp với quy mô SME do các nữ lãnh đạo làm chủ đang có xu hướng tăng cao. Nhằm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, các chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp nói riêng cũng như doanh nghiệp do nữ lãnh đạo nói chung ngày càng được nhà nước chú tâm.
Ngày 6/6 vừa qua, Hội thảo “Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) do phụ nữ làm chủ: Thông lệ quốc tế và khuôn khổ pháp lý” đã diễn ra với nhiều chính sách hiệu quả, giúp dự án khởi nghiệp của nữ chủ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường nhận thức về các chương trình, chính sách tín dụng và các hỗ trợ phổ biến, qua đó thúc đẩy tín dụng cho SME do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam.
SME đã và đang có vai trò là xương sống của nền kinh tế
Mở màn Hội thảo, bà Vũ Minh Châu – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, NHNN thông tin: Tại Việt Nam, hơn 97% doanh nghiệp cả nước thuộc quy mô SME, chiếm 41% GDP, đóng góp 33% nguồn thu ngân sách và tạo hơn 70% cơ hội việc làm. Có thể dễ dàng thấy rằng, SME giữ vai trò cốt lõi, là xương sống của nền kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo. Trong tổng số 97% đó, doanh nghiệp nữ chủ chiếm tỷ lệ 28%.
Điểm mạnh lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là yêu cầu vốn đầu tư ít cùng nguồn lao động dồi dào. Từ đó, SME phân phối cho thị trường với đa dạng mặt hàng, phong phú ở nhiều lĩnh vực, làm dồi dào nền kinh tế, đem tới nhiều lựa chọn có thể đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy mạnh mẽ sức tiêu thụ nước nhà. Ngoài ra, SME đào sâu khai thác và phát huy tiềm năng của các nguồn lực địa phương, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với sự linh hoạt và năng động trong hoạt động, các SME nhanh chóng thích nghi với các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cũng như điều kiện kinh doanh mới, đảm bảo đứng vững mà không phải thu hẹp quy mô và nhân sự.
Trong hoạt động tài chính kinh doanh và các phong trào lao động sản xuất, đã có rất nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu đã thể hiện năng lực điều hành, bản lĩnh vượt trội. Họ đã trở thành các nhà quản trị, nữ chuyên gia kinh tế xuất sắc, nữ chủ doanh nghiệp thành đạt và được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Thực tế đã chứng minh, trong điều kiện kinh tế có những biến động bất định, khu vực kinh doanh do phụ nữ làm chủ thường có khả năng thích ứng linh hoạt hơn, có khả năng bền vững hơn, không chỉ đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế mà còn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Cũng tại Hội thảo, bà Chu Hồng Minh – Chuyên gia Tài chính cao cấp, Giám đốc dự án chia sẻ, thời gian vừa qua, Việt Nam đã từng bước đưa ra những cách thức kịp thời, giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nữ và mô hình phụ nữ khởi nghiệp, doanh nghiệp có lao động nữ chiếm đa số và hơn hết là SME do phụ nữ làm chủ.
Bà Chu Hồng Minh phát biểu tại hội thảo
Theo Luật hỗ trợ SME của Việt Nam, một số giải pháp nổi bật hỗ trợ SME do phụ nữ làm chủ bao gồm các giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vay, giải quyết những khúc mắc về nguồn vốn. Với vai trò chủ chốt của SME đóng góp cho GDP, nguồn lao động và việc làm, ..., các NHTM đã coi SME - trong đó có SME do phụ nữ làm chủ - là một trong những đối tượng ưu tiên để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cấp tín dụng.
Ông Reuben Jessop, Chuyên gia tư vấn tài chính quốc tế của Công ty Palladium, đã trình bày về vai trò của các SME do phụ nữ làm chủ tại các quốc gia trên thế giới. Ông cho biết, theo một nghiên cứu của Liên minh Ngân hàng Toàn cầu dành cho Phụ nữ (GBA) với sự hỗ trợ của McKinsey & Company, Inc, thị trường dịch vụ ngân hàng dành cho phụ nữ đang ngày càng mở rộng, mang đến cho các ngân hàng những cơ hội tăng trưởng lớn và nhiều tiềm năng. Phân khúc lao động nữ này đôi khi được gọi là "thị trường mới nổi lớn nhất", chiếm 40% lực lượng lao động toàn cầu và vượt qua cả Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại.
Khó khăn, thách thức
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã tạo cơ hội cho các nữ chủ qua những gợi mở về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp. Xu hướng phụ nữ làm chủ trong khu vực này ngày càng lớn hơn. SME do phụ nữ làm chủ có vai trò then chốt đối với giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao tiếng nói phụ nữ và ủng hộ thực hiện bình đẳng giới.
Tuy nhiên, Phó Vụ trưởng Vũ Minh Châu cho rằng, những doanh nghiệp SME của nữ chủ sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình vận hành và phát triển như hạn chế về quy mô, năng lực cạnh tranh thấp, trình độ quản trị doanh nghiệp và tiếp cận thông tin, công nghệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, một đặc trưng thường gặp khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đớ là gánh nặng cân bằng giữa công việc và gia đình cũng như những định kiến giới trong gia đình cũng như kinh doanh. Những trở ngại đó khiến cho SME do phụ nữ làm chủ chưa khai thác hết tiềm năng phát triển. Không thể không kể đến những hậu quả do dịch COVID-19, để lại nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, SME do phụ nữ làm chủ là một trong những đối tượng phải gánh chịu tổn thất nhiều nhất.
Một số khảo sát, nghiên cứu về mặt chính sách và các hoạt động khảo sát bên cung và bên cầu về tiếp cận tài chính của SME do phụ nữ làm chủ đã được tiến hành. Kết quả chỉ ra rằng, về bên cầu, đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng ngân hàng được coi là đối tác hỗ trợ tài chính tin cậy với SME, tuy nhiên lại tồn đọng nhiều khó khăn trong tiếp cận do điểm yếu về quy mô, năng lực và rắc rối khi phải chứng minh tính khả thi của phương án kinh doanh, hồ sơ vay vốn và đặc biệt là tài sản đảm bảo. Thêm vào đó, một số vấn đề về thiên chức phụ nữ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của nữ doanh nhân. Do đó, phụ nữ thường có nhiều hạn chế về thời gian, tiếp cận thông tin gây trở ngại khi tiếp cận tài chính. Điều này không chỉ diễn ra ở riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng tương tự như vậy.
Chiến lược tài chính toàn diện hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho mọi đối tượng, bao gồm cho vay, tín chấp, cho vay không cần tài sản bảo đảm dựa trên dòng tiền hoặc cho vay có bảo đảm. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này trên thực tế còn gặp nhiều thách thức.
Theo ông Nguyễn Cảnh Hùng - Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp SeABank, nhiều phụ nữ sử dụng các phương thức tài chính phi chính thức hơn là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng do rào cản về điều kiện sử dụng, tài sản thế chấp và tâm lý cẩn trọng, e ngại rủi ro... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển dành cho SME do phụ nữ làm chủ bởi phân khúc này chưa phát triển mạnh, mức độ cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, ngân hàng có thể tùy chỉnh sản phẩm/dịch vụ cho SME để thu hút thị phần lớn hơn.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các SME, các SME do phụ nữ làm chủ
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đại diện NHNN khẳng định, ngành Ngân hàng luôn xác định SME là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên đầu tư tín dụng. Đồng hành cùng SME (bao gồm SME do phụ nữ làm chủ), nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Ngành Ngân hàng cũng đã tạo điều kiện bằng nhiều hình thức sản phẩm, dịch vụ, chương trình hỗ trợ tín dụng cho SME, SME do phụ nữ làm chủ để có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý nhằm duy trì, phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó, vốn tín dụng của ngân hàng đầu tư cho khu vực SME, SME do phụ nữ làm chủ đều tăng trưởng qua các năm.
Với tư cách là người bạn đồng hành thân thiết của các doanh nghiệp nữ chủ nói chung và các SME do phụ nữ làm chủ nói riêng, SeABank đã và đang nỗ lực hỗ trợ tốt nhất cho các nữ doanh nhân với các chương trình của mình. Câu lạc bộ dành cho nữ chủ doanh nghiệp - SeAPower được ngân hàng SeABank ra mắt với mục tiêu định vị trở thành ngân hàng được lựa chọn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Tham gia câu lạc bộ này, các nữ doanh nhân sẽ nhận được các quyền lợi chuyên biệt, đẳng cấp dành riêng cho các nữ chủ và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Theo đó, sẽ có hàng loạt chính sách ưu đãi chuyên biệt được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ như: Lãi suất cho vay chuyên biệt, miễn phí trả nợ trước hạn, hạn mức thấu chi không tài sản bảo đảm lên tới 5 tỷ đồng và tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản bảo đảm cạnh tranh; được nhận diện và ưu tiên phục vụ tại phòng giao dịch, chi nhánh có khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.
Doanh nghiệp còn được tham gia các diễn đàn độc quyền dành cho hội viên, truy cập khóa đào tạo kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp online và tham gia thảo luận, tư vấn trong cộng đồng và với các chuyên gia đầu ngành; được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng dành riêng cho cán bộ, nhân viên theo nhu cầu của doanh nghiệp. Qua đó mở ra cơ hội kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên.
Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
Ngày 6/6 vừa qua, Hội thảo “Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) do phụ nữ làm chủ: Thông lệ quốc tế và khuôn khổ pháp lý” đã diễn ra với nhiều chính sách hiệu quả, giúp dự án khởi nghiệp của nữ chủ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường nhận thức về các chương trình, chính sách tín dụng và các hỗ trợ phổ biến, qua đó thúc đẩy tín dụng cho SME do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam.
SME đã và đang có vai trò là xương sống của nền kinh tế
Mở màn Hội thảo, bà Vũ Minh Châu – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, NHNN thông tin: Tại Việt Nam, hơn 97% doanh nghiệp cả nước thuộc quy mô SME, chiếm 41% GDP, đóng góp 33% nguồn thu ngân sách và tạo hơn 70% cơ hội việc làm. Có thể dễ dàng thấy rằng, SME giữ vai trò cốt lõi, là xương sống của nền kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo. Trong tổng số 97% đó, doanh nghiệp nữ chủ chiếm tỷ lệ 28%.
Điểm mạnh lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này là yêu cầu vốn đầu tư ít cùng nguồn lao động dồi dào. Từ đó, SME phân phối cho thị trường với đa dạng mặt hàng, phong phú ở nhiều lĩnh vực, làm dồi dào nền kinh tế, đem tới nhiều lựa chọn có thể đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy mạnh mẽ sức tiêu thụ nước nhà. Ngoài ra, SME đào sâu khai thác và phát huy tiềm năng của các nguồn lực địa phương, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với sự linh hoạt và năng động trong hoạt động, các SME nhanh chóng thích nghi với các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cũng như điều kiện kinh doanh mới, đảm bảo đứng vững mà không phải thu hẹp quy mô và nhân sự.
Trong hoạt động tài chính kinh doanh và các phong trào lao động sản xuất, đã có rất nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu đã thể hiện năng lực điều hành, bản lĩnh vượt trội. Họ đã trở thành các nhà quản trị, nữ chuyên gia kinh tế xuất sắc, nữ chủ doanh nghiệp thành đạt và được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Thực tế đã chứng minh, trong điều kiện kinh tế có những biến động bất định, khu vực kinh doanh do phụ nữ làm chủ thường có khả năng thích ứng linh hoạt hơn, có khả năng bền vững hơn, không chỉ đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế mà còn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Cũng tại Hội thảo, bà Chu Hồng Minh – Chuyên gia Tài chính cao cấp, Giám đốc dự án chia sẻ, thời gian vừa qua, Việt Nam đã từng bước đưa ra những cách thức kịp thời, giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nữ và mô hình phụ nữ khởi nghiệp, doanh nghiệp có lao động nữ chiếm đa số và hơn hết là SME do phụ nữ làm chủ.
Bà Chu Hồng Minh phát biểu tại hội thảo
Theo Luật hỗ trợ SME của Việt Nam, một số giải pháp nổi bật hỗ trợ SME do phụ nữ làm chủ bao gồm các giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vay, giải quyết những khúc mắc về nguồn vốn. Với vai trò chủ chốt của SME đóng góp cho GDP, nguồn lao động và việc làm, ..., các NHTM đã coi SME - trong đó có SME do phụ nữ làm chủ - là một trong những đối tượng ưu tiên để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cấp tín dụng.
Ông Reuben Jessop, Chuyên gia tư vấn tài chính quốc tế của Công ty Palladium, đã trình bày về vai trò của các SME do phụ nữ làm chủ tại các quốc gia trên thế giới. Ông cho biết, theo một nghiên cứu của Liên minh Ngân hàng Toàn cầu dành cho Phụ nữ (GBA) với sự hỗ trợ của McKinsey & Company, Inc, thị trường dịch vụ ngân hàng dành cho phụ nữ đang ngày càng mở rộng, mang đến cho các ngân hàng những cơ hội tăng trưởng lớn và nhiều tiềm năng. Phân khúc lao động nữ này đôi khi được gọi là "thị trường mới nổi lớn nhất", chiếm 40% lực lượng lao động toàn cầu và vượt qua cả Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại.
Khó khăn, thách thức
Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã tạo cơ hội cho các nữ chủ qua những gợi mở về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp. Xu hướng phụ nữ làm chủ trong khu vực này ngày càng lớn hơn. SME do phụ nữ làm chủ có vai trò then chốt đối với giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao tiếng nói phụ nữ và ủng hộ thực hiện bình đẳng giới.
Tuy nhiên, Phó Vụ trưởng Vũ Minh Châu cho rằng, những doanh nghiệp SME của nữ chủ sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình vận hành và phát triển như hạn chế về quy mô, năng lực cạnh tranh thấp, trình độ quản trị doanh nghiệp và tiếp cận thông tin, công nghệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, một đặc trưng thường gặp khi phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đớ là gánh nặng cân bằng giữa công việc và gia đình cũng như những định kiến giới trong gia đình cũng như kinh doanh. Những trở ngại đó khiến cho SME do phụ nữ làm chủ chưa khai thác hết tiềm năng phát triển. Không thể không kể đến những hậu quả do dịch COVID-19, để lại nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, SME do phụ nữ làm chủ là một trong những đối tượng phải gánh chịu tổn thất nhiều nhất.
Một số khảo sát, nghiên cứu về mặt chính sách và các hoạt động khảo sát bên cung và bên cầu về tiếp cận tài chính của SME do phụ nữ làm chủ đã được tiến hành. Kết quả chỉ ra rằng, về bên cầu, đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng ngân hàng được coi là đối tác hỗ trợ tài chính tin cậy với SME, tuy nhiên lại tồn đọng nhiều khó khăn trong tiếp cận do điểm yếu về quy mô, năng lực và rắc rối khi phải chứng minh tính khả thi của phương án kinh doanh, hồ sơ vay vốn và đặc biệt là tài sản đảm bảo. Thêm vào đó, một số vấn đề về thiên chức phụ nữ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của nữ doanh nhân. Do đó, phụ nữ thường có nhiều hạn chế về thời gian, tiếp cận thông tin gây trở ngại khi tiếp cận tài chính. Điều này không chỉ diễn ra ở riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng tương tự như vậy.
Chiến lược tài chính toàn diện hướng tới việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho mọi đối tượng, bao gồm cho vay, tín chấp, cho vay không cần tài sản bảo đảm dựa trên dòng tiền hoặc cho vay có bảo đảm. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này trên thực tế còn gặp nhiều thách thức.
Theo ông Nguyễn Cảnh Hùng - Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp SeABank, nhiều phụ nữ sử dụng các phương thức tài chính phi chính thức hơn là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng do rào cản về điều kiện sử dụng, tài sản thế chấp và tâm lý cẩn trọng, e ngại rủi ro... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển dành cho SME do phụ nữ làm chủ bởi phân khúc này chưa phát triển mạnh, mức độ cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, ngân hàng có thể tùy chỉnh sản phẩm/dịch vụ cho SME để thu hút thị phần lớn hơn.
Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các SME, các SME do phụ nữ làm chủ
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đại diện NHNN khẳng định, ngành Ngân hàng luôn xác định SME là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên đầu tư tín dụng. Đồng hành cùng SME (bao gồm SME do phụ nữ làm chủ), nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Ngành Ngân hàng cũng đã tạo điều kiện bằng nhiều hình thức sản phẩm, dịch vụ, chương trình hỗ trợ tín dụng cho SME, SME do phụ nữ làm chủ để có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý nhằm duy trì, phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó, vốn tín dụng của ngân hàng đầu tư cho khu vực SME, SME do phụ nữ làm chủ đều tăng trưởng qua các năm.
Với tư cách là người bạn đồng hành thân thiết của các doanh nghiệp nữ chủ nói chung và các SME do phụ nữ làm chủ nói riêng, SeABank đã và đang nỗ lực hỗ trợ tốt nhất cho các nữ doanh nhân với các chương trình của mình. Câu lạc bộ dành cho nữ chủ doanh nghiệp - SeAPower được ngân hàng SeABank ra mắt với mục tiêu định vị trở thành ngân hàng được lựa chọn của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Tham gia câu lạc bộ này, các nữ doanh nhân sẽ nhận được các quyền lợi chuyên biệt, đẳng cấp dành riêng cho các nữ chủ và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Theo đó, sẽ có hàng loạt chính sách ưu đãi chuyên biệt được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ như: Lãi suất cho vay chuyên biệt, miễn phí trả nợ trước hạn, hạn mức thấu chi không tài sản bảo đảm lên tới 5 tỷ đồng và tỷ lệ cấp tín dụng/giá trị tài sản bảo đảm cạnh tranh; được nhận diện và ưu tiên phục vụ tại phòng giao dịch, chi nhánh có khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.
Doanh nghiệp còn được tham gia các diễn đàn độc quyền dành cho hội viên, truy cập khóa đào tạo kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp online và tham gia thảo luận, tư vấn trong cộng đồng và với các chuyên gia đầu ngành; được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng dành riêng cho cán bộ, nhân viên theo nhu cầu của doanh nghiệp. Qua đó mở ra cơ hội kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên.
Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: